Anh Nguyễn Văn Tiệp, trú tại huyện Thái Thụy, Thái Bình vốn là một tài xế xe container nay đã giải nghệ bộc bạch với chúng tôi, cánh lái container mà anh biết trong mấy năm ôm vô lăng hầu hết đều vướng vào ít thì một, nhiều thì là cả ba thứ mà dân lái xe thường kiêng kỵ là rượu, ma túy và mất ngủ.
Thời gian còn làm tài công, Tiệp chạy xe cho một doanh nghiệp vận tải ở Hải Phòng. Anh cho biết, tháng có 30 ngày thì cánh lái xe phải chạy gần như hết. Xe có một phụ, một chính cứ thế thay nhau chạy. Thông thường, sau khi ôm lái chạy tuyến tỉnh lẻ sau khi xuống hàng ở Lạng Sơn, hay Quảng Ninh, Tiệp lại vội vã chạy về Hải Phòng để kịp “ăn hàng” rồi bay ra ra Hà Nội.
Từ lâu xe container là nỗi ám ảnh của người tham gia giao thông
>> Tham khảo container van phong, nhà container giá rẻ
Chính vì liên tục phải chạy xe, nên thời gian nghỉ ngơi của cánh tài công vô cùng hạn hẹp. Trong 5 năm cầm lái, đã hai lần Tiệp gây tai nạn cũng chỉ vì thiếu ngủ. Lần thứ nhất, trong khi chạy từ Hà Nội về Hải Phòng xe của anh lao qua dải phân cách quốc lộ 5, tông đổ cột đèn. Rất may, vì là ban đêm nên không gây tai nạn cho người đi đường.
Lần thứ hai, trong lúc chạy xe về cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng) do bất cẩn sườn xe va với một cô gái đi cùng chiều, rồi hút cô vào gầm xe. Hậu quả cô gái tử vong. Sau vụ tai nạn khủng khiếp ây, Tiệp ám ảnh mãi, đành xin về cảng làm chân lái xe trong cảng. Nhưng rồi nghề lái cứ ảm ảnh day dứt, cuối cùng anh xin giải nghệ.
Theo thống kê, Hải Phòng là địa phương có số lượng xe container lớn thứ 2 cả nước (sau TP Hồ Chí Minh). Trong đó một thực tế đáng buồn là hiện nay số vụ tai nạn do xe container gây ra chiếm chủ yếu. Tuyến đường quốc lộ 5 Hải Phòng – Hà Nội, xe công luôn được xem là hung thần trên đoạn đường này.
Anh Văn, một “tài công” có thâm niên trong nghề hiện đang lái cho một doanh nghiệp vận tải tại Quận Hồng Bàng, Hải Phòng cho biết, không giống như xe tải, loại xe đầu kéo rơ móc có tải khi gặp tình huống trên đường nếu không có kinh nghiệm xử lý rất dễ gây tai nạn. “Giật mình vơ tay lái, lật xe là lỗi tai nạn mà cánh tài công hay gặp phải nhất.” – tài xế Văn chia sẻ.
Theo tài xế này thì trạng thái này thường xảy ra ở các tay lái trẻ thiếu kinh nghiệm, thiếu bình tĩnh, hoặc do ngủ gật gây ra.. Thực tế, do đội ngũ lái xe tải, xe container hiện rất khan hiếm nên không ít doanh nghiệp vẫn phải thuê các lái xe trẻ, mới ra trường và còn non tay nghề.
Chính vì điều này mà trong sự nghiệp ôm lái, cánh "tài công" sợ nhất là thiếu ngủ. Song, việc thiếu ngủ lại trở thành thường xuyên khi các chủ hàng yêu cầu thời gian rất gấp, giải phóng hàng nhanh.
Trong khi hàng ngày, họ đã phải liên tục quay vòng để tăng thu nhập. Trong khi lộ trình của họ không hề ngắn. Ngắn thì cũng độ chừng hơn 100 km từ Hải Phòng đi Hà Nội, dài thì phải tới vài trăm cây từ Bắc vào Nam. Chạy ròng rã suốt cả ngày, về chưa được nghỉ ngơi, sáng hôm sau, lại đi tiếp… Tóm lại, cả ngày lẫn đêm, thời gian ngủ rất ngắn, nên chuyện tài công "ngủ gật" trong khi đang điều khiển xe là điều dễ hiểu.
Theo Nghị định 34 do Chính phủ ban hành, kể từ ngày 1/7 trở đi, tất cả các tài xế xe đầu kéo, xe container phải nâng cấp bằng lái của mình lên hạng FC.
Theo một cán bộ tại Trung tâm sát hạch lái xe số 2 Gia Lâm, Hà Nội, hiện trung tâm nhận được rất ít hồ sơ xin nâng cấp bằng lái xe lên hạng FC. Mặc dù, gần đây nhiều Sở Giao thông Vận tải liên tục làm văn bản gửi các doanh nghiệp đề nghị cho tài xế sát hạch nâng giấy phép lái xe lên hạng FC nhưng phía cơ quan chủ quản hồ sơ do các doanh nghiệp vận tải gửi lên cũng rất thưa thớt.
Tâm sự với chúng tôi một “tài công” cho hay, trong hàng chục đồng nghiệp của họ chỉ có vài người có giấy phép lái xe (GPLX) dấu FC, số còn lại đều trạc tuổi ngoài 20 và chỉ có GPLX hạng C. Nhiều tài xế chuyên lái xe tải nhưng sau đó chuyển qua lái container chẳng cần thi lên hạng. Thậm chí có lơ xe đi theo tài xế học lóm một thời gian rồi mua bằng để “lên đời”.
Hữu Thắn