Trường hợp hàng xuất khẩu nguyên container (FCL)
- Trước khi xếp hàng vào container, chủ hàng phải khai báo Hải quan để làm thủ tục.
Nếu hàng thuộc diện kiểm chi tiết, Hải quan kiểm hoá nhất thiết phải yêu cầu mở kiện (nếu đã đóng kiện) để kiểm hoá.
Nếu hàng thuộc diện cho phép kiểm đại diện, Hải quan kiểm hoá phải lấy mẫu đại diện theo đúng quy định (trong cùng, ngoài cùng, hai bên mép, trên đỉnh và dưới đáy).
Hải quan kiểm hoá phải giám sát quá trình xếp hàng vào container.
- Sau khi hàng được xếp xong, Hải quan phải kẹp chì container và xác nhận vào tờ khai Hải quan.
- Khi hàng đến bãi container (CY), Hải quan giám sát kho bãi phải kiểm tra đối chiếu số container, số chì Hải quan trước khi làm tiếp thủ tục Hải quan để xếp lên tầu. Trong trường hợp có nghi vấn hoặc số chì Hải quan không còn nguyên vẹn, Hải quan kho bãi cảng phải lập biên bản để kiểm tra lại hàng hoá đã đóng trong container.
Trường hợp hàng xuất khẩu lẻ container (LCL)
Chủ hàng phải hoàn thành thủ tục Hải quan trước khi giao cho người vận tải để đóng vào container. Việc kiểm hoá có thể tiến hành tại địa điểm quy định- Bãi container (CFS) hoặc tại một địa điểm đã được đăng ký và lãnh đạo Hải quan đã chấp nhận (địa điểm chấp nhận)
Đối với hàng nhập khẩu theo điều kiện FOB và CIF, bạn đều phải tự làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Bạn có thể từ làm hoặc thuê công ty dịch vụ thông quan làm thay.
Với những điều kiện như DDU, DDP (hoặc DAP) thì người bán sẽ làm thủ tục cho bạn và chuyển hàng đến kho của bạn. Tất nhiên, là người nhập khẩu, bạn phải cung cấp chứng từ cần thiết để kê khai hải quan.
Để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa trong bước này, cần có bộ chứng từ để làm hồ sơ hải quan. Thông thường sau khi hàng xếp lên tàu tại cảng nước ngoài, người bán hàng gửi cho bạn một bộ chứng từ gốc.
Số lượng & loại giấy tờ sẽ quy định rõ trong hợp đồng mua bán, và thường gồm các chứng từ sau:
- Bộ vận tải đơn (Bill of Lading): 3 bản chính
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)- 3 bản chính
- Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing List): 3 bản chính
- Giấy chứng nhận xuất xứ (CO - Certificate of Origin): có thể theo mẫu D, E, AK… để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.
- Ngoài ra còn một số giấy tờ khác như: chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch ... nếu có.
Căn cứ vào thông tin trên những chứng từ thương mại trên, bạn sẽ khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet.
Đến đầu năm 2014, song song với việc truyền tờ khai trực tuyến (online), bạn vẫn cần chuẩn bị tờ khai gốc cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan (chi cục quản lý cảng dỡ hàng hoặc kho CFS giữ hàng). Tất nhiên tùy theo kết quả truyền tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ, mà bộ chứng từ cần nhiều hay ít. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên chuẩn bị sẵn những chứng từ đầy đủ như trường hợp tờ khai luồng Vàng.
Khi đó hồ sơ hải quan gồm:
- Bộ tờ khai hải quan & phụ lục (nếu nhiều mục hàng): 02 bản gốc
- Tờ khai trị giá tính thuế: 02 bản gốc
- Hợp đồng mua bán: 01 bản sao y
- Hóa đơn thương mại: 01 bản gốc (thay bằng bản sao theo quy định mới trong thông tư 128)
- Vận đơn & Lệnh giao hàng: 01 bản sao
- Giấy nộp thuế: 01 bản sao & 01 bản chính (để đối chiếu)
- Chứng từ khác: CO, kiểm tra chất lượng…
- Bạn đem bộ hồ sơ tới đúng chi cục hải quan để thông quan hàng hóa. Công việc tiếp theo, bạn xuống cảng đổi lệnh và trình ký hải quan cổng, bãi. Như vậy là xong công việc thủ tục nhập khẩu hàng hóa liên quan tới cơ quan hải quan.
Tìm hiểu thêm các thông tin truy cập website: hungphatcontainer.com