[Chia sẻ] Tìm hiểu ký hiệu container giúp bạn hiểu rõ hơn khi sử dụng

17:46 03/04/2023 624 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Container là phương tiện vận chuyển rất phổ biến ở phạm vi toàn cầu với những ưu điểm vượt trội so với nhiều phương thức khác. Vì thế, việc biết và hiểu các ký hiệu container cũng như đặc điểm kỹ thuật container là điều rất cần thiết, đặc biệt khi công việc của bạn liên quan đến các giao dịch thương mại quốc tế. Trong bài viết này, hãy cùng Hưng Phát Container tìm hiểu về các thông tin ghi trên vỏ container, cách nhận diện các loại container chi tiết nhất.

[Chia sẻ] Tìm hiểu ký hiệu container giúp bạn hiểu rõ hơn khi sử dụng - Ảnh 1

Ký hiệu container cần tìm hiểu kỹ để hiểu rõ đặc tính từng chiếc container trước khi sử dụng.

Ký hiệu ghi trên vỏ container bao gồm những gì ?

Có khá nhiều ký hiệu, mã hiệu container được quy định và thống nhất theo tiêu chuẩn ISO hiện hành. Về cơ bản, ký hiệu container chia thành 3 phần: 

  • Identification system (hệ thống nhận biết)
  • Size and type codes (mã kích thước và mã loại)
  • Operational markings (ký hiệu khai thác)

[Chia sẻ] Tìm hiểu ký hiệu container giúp bạn hiểu rõ hơn khi sử dụng - Ảnh 2

Ký hiệu container gồm 3 loại phần chính theo ISO 6346:1995

Identification system - Hệ thống nhận biết container

Để nhận biết một chiếc container lại chia ra 4 thông số kỹ thuật container như sau: 

  • Owner code (Mã chủ sở hữu)
  • Product group code/equipment category identifier (Ký hiệu loại thiết bị)
  • Serial number / registration number (Số sê-ri)
  • Check digit (Chữ số kiểm tra)

Trong đó:

Owner code - Mã chủ sở hữu

Được đăng ký với cơ quan đăng kiểm quốc tế (trực tiếp hoặc gián tiếp). Container có mã này sẽ được công nhận trên toàn cầu. Mã bao gồm các ký tự là chữ cái, được viết hoa toàn bộ. 

Việc đăng ký mã chủ sở hữu (hay còn gọi là tiếp đầu ngữ) cho container không phải là bắt buộc tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu đăng ký mã này thì việc vận chuyển sẽ có lợi hơn như tự do và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó là tránh các tranh chấp với các hãng khác làm ảnh hưởng đến tiến độ vận chuyển hàng hóa, thậm chí việc sở hữu thiết bị bị hủy bỏ.

Product group code -Ký hiệu loại container

Cho biết container thuộc dạng thiết bị gì. Ký hiệu này bao gồm 1 chữ cái in hoa, thường viết ngay cạnh mã chủ sở hữu tạo thành 1 cụm. Có 3 loại container thể hiện qua 3 ký hiệu container là U, Z, J như sau:

U: (freight container) là loại phổ biến nhất, là container chở hàng.

Z: Mooc (chassis) hoặc đầu kéo (trailer).

J: (Detachable freight container-related equipment), là thiết bị liên quan đến container vận chuyển hàng hóa có thể tháo rời. 

Serial number - Số seri 

Bao gồm 6 ký tự là 6 chữ số, do chủ sở hữu container tự đặt. 1 container chỉ có 1 số seri. Nếu số seri có ít hơn 6 ký tự thì thêm các số 0 ở đằng trước cho đến khi đủ 6 ký tự.  

Check digit - Chữ số kiểm tra 

Có vị trí đứng ngay sau số seri. Như vậy theo thứ tự là mã sở hữu, loại container, số seri rồi đến chữ số kiểm tra tạo thành 1 dãy ký hiệu container để nhận biết một container. Chữ số này có vai trò kiểm tra xem dãy số này có chính xác không, giúp hạn chế sai sót khi nhập lên hệ thống. 

Size and type codes - Mã kích thước và kiểu container

Nằm ngay phía dưới dãy số nhận biết ở trên chính là vị trí cho biết mã kích thước và mã kiểu của container. 

- Mã kích thước: Là 2 số, thể hiện chiều dài và chiều rộng của container. 

- Mã kiểu container: Cũng bao gồm 2 ký tự, loại container được thể hiện qua chữ cái in hoa đứng trước, đặc điểm của container được thể hiện qua ký tự đứng sau. 

Operational markings - Dấu hiệu khai thác 

Bao gồm những điều bắt buộc và không cần thiết phải ghi, trong đó:

  • Bắt buộc phải ghi nếu là loại container cao (container cao trên 2,6m), container có nắp thang leo cần cảnh báo nguy hiểm về điện, container có tải trọng bao nhiêu cần được ghi rõ. 
  • Không cần thiết phải ghi mã quốc gia hoặc khối lượng tịnh tối đa. 

Phân loại container và ký hiệu container theo từng loại

Có loại container theo tiêu chuẩn ISO và loại container không theo tiêu chuẩn ISO. Bài viết sẽ đề cập đến các loại container đạt chuẩn ISO, là các loại được sử dụng rộng rãi. 

Theo tiêu chuẩn này, có 8 dạng container tương ứng với các ký hiệu đi kèm. Ký hiệu container cũng được ghi cụ thể trên vỏ container. Cụ thể như sau:

GP (General purpose container) - Container bách hóa

Là loại container thông thường, được sử dụng phổ biến nhất khi vận chuyển hàng. Loại thiết bị này thường để chở hàng khô, nên còn gọi là container khô (DC - Dry Container). ST hoặc SD (Standard): là container thường.

[Chia sẻ] Tìm hiểu ký hiệu container giúp bạn hiểu rõ hơn khi sử dụng - Ảnh 3

Container bách hóa

NC (Named cargo container) - Container chuyên dụng

Là loại chuyên chở một loại hàng hóa nhất định nào đó. Tùy vào đặc điểm của loại hàng hóa vận chuyển mà thiết kế của dạng container này cũng khác nhau. Ví dụ Livestock container: chở súc vật sống, Automobile container: chở oto. 

BC (Dry bulk container / Bulk container) - Container hàng rời

Container này có hình dạng khá giống container bách hóa, tuy nhiên có thể mở nắp để thả hoặc rót hàng từ phía trên xuống vào trong container, sau đó dỡ hàng ra từ phía bên cạnh hoặc mở đáy container. 

OT (Open Top container) - Container hở mái

Là container có thế mở toàn bộ phần nắp ở trên, thường dùng để chở các hàng hóa có kích cỡ dài (ví dụ các loại gỗ có thân dài). 

[Chia sẻ] Tìm hiểu ký hiệu container giúp bạn hiểu rõ hơn khi sử dụng - Ảnh 4

Container hở mái

PC (Platform container) - Container mặt bằng

Tức là container chỉ có 1 sàn để chở các thiết bị nặng như sắt thép mà không có mái hoặc 4 vách xung quanh. 

TC (Thermal container) - Container bảo ôn

Loại này có thiết kế đặc biệt nhằm duy trì mức nhiệt độ nhất định bên trong container. Loại này phù hợp với các loại hàng hóa cần giữ ở mức nhiệt độ nóng hoặc lạnh thích hợp. Loại phổ biến là container lạnh RE (Reefer container). 

[Chia sẻ] Tìm hiểu ký hiệu container giúp bạn hiểu rõ hơn khi sử dụng - Ảnh 5

Container bảo ôn

TC (Tank container) - Container bồn

Có dạng bồn chứa được gắn 1 khung bao bọc bên ngoài. Container bồn thường dùng để chở hàng hóa là các loại chất lỏng như hóa chất, rượu…

[Chia sẻ] Tìm hiểu ký hiệu container giúp bạn hiểu rõ hơn khi sử dụng - Ảnh 6Container bồn

FC (Flat Rack container) - Container siêu trường siêu trọng

Là loại chuyên dụng để chở những hàng hóa có kích thước hoặc trọng lượng rất lớn. 

Ngoài ra, container còn được phân chia theo kích thước. 

  • Chia theo chiều dài, có 2 loại phổ biến là container 20’DC (dài 20 feet) và 40’DC (dài 40 feet). Ngoài ra còn có loại 45 feet. 
  • Chia theo chiều cao, có 2 loại phổ biến là container thường và container cao. Loại container thường có độ cao là 8 feet 6 inch (8’6”), loại container cao có độ cao là 9 feet 6 inch (9’6”). 

Hưng Phát Container - Đơn vị chuyên cung cấp container uy tín

Hưng Phát Container là đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm container với kinh nghiệm trên 10 năm xây dựng và phát triển. Chúng tôi chuyên mua bán, cho thuê các loại container: container van phong, container lạnh, container kho, container toilet, container bảo vệ, nhà container...với giá cả tốt nhất trên thị trường.

Hưng Phát Container tự hào mang đến quý khách hàng những sản phẩm giá trị, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất của quý khách hàng.

Nếu bạn có nhu cầu về các loại container hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0946.905.799 để được tư vấn chi tiết !

Hỗ trợ Online
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 5564
  • Hôm qua: 6677
  • Tuần này: 35054
  • Tuần trước: 68438
  • Tháng này: 184930
  • Tháng trước: 253030
  • Tổng lượt truy cập: 3812067
0946.905.799
messenger icon zalo icon