[Chia sẻ] Phân loại container theo các tiêu chuẩn khác nhau

17:55 11/05/2024 238 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Các loại container thông dụng được dùng phổ biến trên thị trường hiện nay với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, bạn đã biết cách phân loại container để sử dụng đúng mục đích ? Nếu chưa hãy cùng Hưng Phát Container tìm hiểu về các loại container qua bài viết dưới đây nhé !

[Chia sẻ] Phân loại container theo các tiêu chuẩn khác nhau - Ảnh 1

Phân biệt các loại container để sử dụng đúng mục đích

Phân loại container

Hiện nay, có rất nhiều cách để phân loại container, chẳng hạn như: phân loại theo tiêu chuẩn, kích thước container, công dụng container,… Cụ thể như sau:

Phân biệt các loại container theo tiêu chuẩn

Dựa theo các tiêu chuẩn của quốc tế và Việt Nam, container được chia thành 2 nhóm chính, đó là container theo tiêu chuẩn ISO và container không theo chuẩn ISO.

  • Container theo chuẩn ISO

Những container theo tiêu chuẩn ISO sẽ có kích thước, trọng lượng cho phép, cấu tạo dựa trên một quy chuẩn quốc tế đã được quy định đầy đủ để có thể giao dịch trong nước và quốc tế.

[Chia sẻ] Phân loại container theo các tiêu chuẩn khác nhau - Ảnh 2

Container theo tiêu chuẩn ISO

Lưu ý: Tiêu chuẩn container tại Việt Nam khác so với tiêu chuẩn container quốc tế. Hiện nay, theo tiêu chuẩn này, có thể phân loại container gồm:

- Container khô.

- Container hàng rời.

- Container chuyên dụng.

- Container lạnh.

- Container mở nóc.

- Container mặt bằng.

- Container bồn.

  • Container không theo tiêu chuẩn ISO

Container không theo tiêu chuẩn ISO là dạng container đã được cải tạo lại dựa trên container tiêu chuẩn, sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của container đó.

Thông thường, các container không theo tiêu chuẩn ISO sẽ được sử dụng để chở loại hàng đặc biệt mà container thường không thể chứa được.

Phân loại container không theo chuẩn ISO gồm:

- Container mở bửng (kích thước các loại container này thường là 40 feet hoặc 45 feet).

- Container mở nóc chở hàng rời

- Container mở vách hông để chở bia, nước giải khát,…

- Container cải tạo để vận chuyển ô tô,…

Phân loại container theo kích thước

Theo kích thước, có thể phân loại container thành:

Container nhỏ

Là loại có tải trọng trung bình dưới 5 tấn, dung tích dưới 3m3

Container trung bình

Là loại có tải trọng trung bình dưới 8 tấn, dung tích dưới 10m3

Container lớn

Là loại có tải trọng trung bình trên 10 tấn, dung tích hơn 10m3

Phân loại container theo vật liệu

Phân loại container theo liệu vật liệu không quá phổ biến, tuy nhiên chúng tôi vẫn đưa vào bài viết để chia sẻ đến bạn, mang đến cho bạn cái nhìn đa dạng hơn.

Hiện nay, các container được sử dụng chuyên chở hàng hóa đa phần đều được làm bằng vật liệu thép, giúp việc đi đường dài trên biển không bị hoen gỉ và có tuổi thọ lâu nhất có thể.

Bên cạnh đó, nếu phân loại đúng về vật liệu container thì đó là phân loại theo vật liệu lót sàn container gồm: gỗ ép nguyên thanh, gỗ dán, nhựa tổng hợp, nhôm hoặc sắt tuỳ vào từng mục đích sử dụng.

Phân loại container theo cấu trúc

Theo cấu trúc có thể chia thành 6 loại container. Bao gồm:

- Closed Container (container kín).

- Open Container (container mở).

- Frame Container (container khung).

- Tilt Container (container gấp).

- Flat Container (container phẳng).

- Rolling Container (container có bánh).

Phân loại container theo công dụng

Theo tiêu chuẩn R688 – 21968 – Tiêu chuẩn quốc tế ISO, phân loại container theo công dụng gồm 5 nhóm sau:

  • Nhóm 1: Container dùng để chuyên chở hàng bách hóa

- Container kín 1 cửa.

- Container kín có cửa ở một đầu và các bên.

- Container có cửa ở trên nóc, mở cạnh.

- Container mở trên nóc – mở bên cạnh.

- Container mở trên nóc – mở bên cạnh – mở ở đầu.

- Container có hai nửa (half - height container).

- Container có lỗ thông hơi,...

  • Nhóm 2: Container chở hàng rời

Hàng rời gồm loại hàng hoá không có kích thước và không có hình dạng cố định. Ví dụ như hàng hoá là xà phòng bột, thóc hạt, hoặc các loại hạt nhỏ,...

Container chở hàng rời loại này sử dụng container có cửa ở trên nóc giúp việc xếp, đóng và tháo hàng được ra khỏi container được thuận tiện và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, loại container này có nhược điểm đó là có nhiều cửa và vỏ container phải nặng khiến việc đảm bảo độ kín khí, kín nước rất khó khăn.

  • Nhóm 3: Container bảo ôn/nóng/lạnh

[Chia sẻ] Phân loại container theo các tiêu chuẩn khác nhau - Ảnh 3

Container bảo ôn

Là loại container có thể giữ cố định cho hàng hoá ở một khoảng nhiệt độ trong suốt chuyến hành trình dài. Do chuyên chở loại hàng hoá đặc biệt nên đòi hỏi khắt khe về nhiệt độ hơn các loại container khác. Bởi vậy, trong thiết kế container này sẽ có phần mái, cửa, sườn, sàn đều cách nhiệt. Ngoài ra, nó cũng được trang bị hệ thống làm lạnh mạnh, có thể lên đến âm độ C.

Theo đó, thiết bị làm nóng hoặc làm lạnh sẽ được gắn ở 1 trong 2 đầu của thùng container, đầu còn lại dùng làm cửa hoặc phía trước container hoặc gắn ở bên hông, hoặc có thể sử dụng hệ thống làm nóng - lạnh của tàu chở hàng.

Đặc điểm của nhóm container bảo ôn/nóng/lạnh là chuyên chở hàng hoá đặc biệt có yêu cầu về nhiệt độ khác với nhiệt độ của môi trường, ví dụ như chở hàng nông thuỷ hải sản cần làm lạnh, hàng rau củ quả,...

Nhược điểm: các thùng container này có thể tích khoang chứa nhỏ do hệ thống làm mát nhiệt độ đã chiếm một phần diện tích. Bên cạnh đó, kích thước của container loại này cũng khác so với các container gốc. Ngoài ra việc bảo quản và giữ gìn máy móc cũng phức tạp hơn so với các loại container thông thường.

  • Nhóm 4: Container thùng chứa

Container thùng chứa chuyên chở các loại hàng hóa nguy hiểm, hàng lỏng (rời) đựng trong thùng chứa (chẳng hạn như hoá chất, dầu ăn, và các loại chất lỏng khác,...).

Các loại container này được thiết kế dựa trên các chuẩn khung container 20ft, 40ft và 45ft với các mốc thể tích nhất định. Ngoài ra, một số trường hợp, các container bồn này còn được lắp đặt thêm hệ thống hoặc thiết bị làm nóng - lạnh.

Nhược điểm của container thùng chứa:

- Giá thành ban đầu cao.

- Chi phí bảo dưỡng cao.

- Trước mỗi lần chở hàng cần phải làm sạch thùng chứa.

- Phải trang bị thêm các bơm hút, bơm xả, miệng bồn trên mái.

- Khó khăn trong việc vận chuyển, hàng bị rơi nhiều gây hao phí do các chất lỏng, hóa chất bị bay hơi, rò rỉ,...

- Trọng lượng vỏ thùng lớn

  • Nhóm 5: Container đặc biệt

Theo tiêu chuẩn ISO, container chở gia súc là loại đặc biệt, có thể được hoặc không được tái sử dụng lại thành container bách hóa (do đặc thù được phân ngăn thành chuồng khi chở).

Trên đây, Hưng Phát Container đã chia sẻ đến bạn các cách phân biệt các loại container, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu mua bán container, thuê container vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0946.905.799 để được tư vấn chi tiết nhanh nhất !

Hỗ trợ Online
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 1238
  • Hôm qua: 1405
  • Tuần này: 15505
  • Tuần trước: 19770
  • Tháng này: 69382
  • Tháng trước: 111906
  • Tổng lượt truy cập: 3173730
0946.905.799
messenger icon zalo icon