Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), container hàng hóa (freight container) là một công cụ vận tải có những đặc điểm sau:
- có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại;
- được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải, mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường;
- được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ một phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác;
- được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container;
- có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối (35,3 ft khối).
Thực tế thường hay gặp thuật ngữ container tiêu chuẩn quốc tế (ISO container), đó là những container hàng hóa (như nêu trên) tuân theo tất cả các tiêu chuẩn ISO liên quan về container đang có hiệu lực tại thời điểm sản xuất container.
Theo tiêu chuẩn ISO container được chia làm 7 loại chính:
1. Container khô (General purpose container)
Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC, 40HC). Loại container này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.
2. Container hàng rời (Bulk container)
Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch).Loại container hàng rời bình thường có hình dáng bên ngoài gần giống với container bách hóa, trừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng.
3. Container hoán cải (Named cargo containers)
Là loại thiết kế đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó như nước giải khát, ô tô, xe máy
– Container chở nước giải khát được gia công hoán cải từ container khô 40 feet, cắt bỏ 02 vách thép thay bằng bạt đóng mở di động, có hệ thống tăng cứng nóc, container thiết kế như vậy sẽ làm giảm thời gian đóng hàng và xuống hàng.
– Container chở hàng rời, máy móc vượt quá kích thước lọt lòng của container, loại container này thường được mở bửng hai bên vách để xuống hàng nhanh khi chở hàng rời, mở nóc để nhập hàng rời từ phía trên container.
4. Container lạnh (Reefer container)
Container lanh được thiết kế để làm kho lạnh, xe đông lạnh vận chuyển hàng hóa yêu cầu cần khống chế nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với loại hàng hóa đó. Container lạnh thường có hai loại là container lạnh nhôm và container lạnh sắt. Container lạnh nhôm, sắt được gọi theo vật liệu bề ngoài của container lạnh là nhôm, sắt. Do điều kiện nhiệt độ bên trong container khắc nghiệt nên lớp bên trong container lạnh được làm bằng inox.
>> Xem thêm Giá bán container lạnh mới nhất hiện nay
5. Container mở nóc (Opentop container)
Container mở nóc được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua nóc container. Sau khi đóng hàng, nóc container sẽ được phủ bạt để tránh mưa gió ảnh hưởng tới hàng hóa. Loại container này dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị .
6. Container mặt phẳng (Flat rack container)
Được thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc, chuyên dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép…Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), vách này có thể cố định, gập xuống, hoặc có thể tháo rời. Hiện nay có loại romooc sàn cũng có chức năng gần giống như container flat rack này.
7. Container bồn (Tank container)
Container bồn về cơ bản gồm một khung chuẩn ISO 20 feet, 40 feet trong đó gắn một bồn chứa, dùng để chở hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm… Hàng được rót vào qua miệng bồn (manhole) phía trên mái container, và được rút ra qua van xả (Outlet valve) nhờ tác dụng của trọng lực hoặc rút ra qua miệng bồn bằng bơm.
Trên thức tế, tùy theo mục đích sử dụng, người ta còn phân loại container theo kích thước (20′; 40’…), theo vật liệu chế tạo (nhôm, thép…)
Bài viết trên đây Hưng Phát đã giúp bạn nắm được 7 loại container. Nếu bạn đang có nhu cầu về container vui lòng liên hệ với chúng tôi, Hưng Phát đảm bảo sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho Quý khách với cam kết chất lượng và giá cả tốt nhất trên thị trường !